Share

Chè Shan tuyết Tủa Chùa (Điện Biên) được công nhận là cây di sản Việt Nam

Quần thể 100 cây chè Shan Tuyết tại 2 thôn Sín Chải, Hấu Chua (xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) vừa được chính thức công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Chè Tuyết Shan Tủa Chùa Điện Biên

100 Cây chè cổ thụ shan tuyết di sản

che shan tuyet
  • Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa có thông báo về kết quả xét duyệt và chính thức công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể 100 cây chè Shan Tuyết tại 2 thôn: Sín Chải và Hấu Chua thuộc xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Trước đó (ngày 25/3), Hội đồng xét duyệt đã tiến hành họp xét hồ sơ và kết luận quần thể 100 cây chè Shan tuyết tại đây đã đạt đầy đủ các tiêu chí là Cây di sản Việt Nam.
  • Để có được kết quả này, chính quyền huyện Tủa Chùa đã lập đoàn khảo sát, lựa chọn ra 100 cây có kích thước lớn nhất, trong quần thể gần 4.000 cây hiện có để tiến hành đo các chỉ số: chiều cao cây, đường kính tán lá, chu vi gốc cây… Trên cơ sở đó tổng hợp, lập hồ sơ đề nghị công nhận.

Sơ lược về chè Tủa Chùa

  • tác dụng chè shan tuyết

    Huyện Tủa Chùa nằm ở độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển. Nơi đây hiện đang sở hữu rừng chè Shan tuyết cổ thụ, trong đó nhiều cây có tuổi đời vài trăm năm. Đây là giống chè mọc tự nhiên, được chăm sóc hoàn toàn hữu cơ. Trước kia, người dân bản địa chủ yếu thu hái về để sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên hiện nay, chè Shan tuyết đã trở thành đặc sản và mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều người dân địa phương.

    Ngoài ra, việc gắn du lịch với các trải nghiệm hái chè cổ thụ Shan tuyết đang được địa phương phát triển, trở thành bản sắc và là sức hút riêng đối với mỗi du khách khi ghé thăm Sín Chải, Tủa Chùa.

  • Ngoài ra, việc gắn du lịch với các trải nghiệm hái chè cổ thụ Shan tuyết đang được địa phương phát triển, trở thành bản sắc và là sức hút riêng đối với mỗi du khách khi ghé thăm Sín Chải, Tủa Chùa.
  • Ở Tủa Chùa, người Mông còn gọi cây chè shan tuyết là "cây bất tử" bởi tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Người địa phương gọi loại cây đặc biệt này là chè tuyết bởi khí hậu khắc nghiệt của mùa đông miền sơn cước khiến cả cây chè bị tuyết trắng bao phủ. Nhưng mùa xuân đến, cây lại đâm chồi mơn mởn. Một cách lý giải khác cho tên gọi shan tuyết là bởi những búp chè sau khi chế biến được phủ bên ngoài một lớp phấn trắng mỏng, lấm tấm như tuyết.

Lặng lẽ sống bên người

  • Theo khoa học, chè cây cao Tủa Chùa có tên gọi là chè Shan tuyết và cùng dòng với chè Shan tuyết Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai nhưng với người Ðiện Biên nói chung, người Tủa Chùa nói riêng thì cái tên gọi "chè cây cao Tủa Chùa" được ưa dùng nhất. Bởi chỉ tên gọi đó mới đủ cho thấy cái đặc trưng riêng có của cây chè trên núi Sín Chải ở độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Ðiện Biên Phủ gần 200 cây số. Và tất nhiên, Sín Chải có nhiều nhất là… chè. Mọc thành rừng, mọc như bờ thành bờ lũy bảo vệ nương lúa, nương ngô và chè cây cao Tủa Chùa còn là "tấm lá chắn" ngăn gió đỡ mưa cho mỗi mái nhà của đồng bào dân tộc H’Mông nơi đây. Bởi thế mà cả những khi cây chè không đem lại giá trị kinh tế gì thì người H’Mông ở Sín Chải vẫn yêu quý, gắn bó với cây chè như trân quý báu vật cha ông để lại.

    Chuyện ấy, ông Hạng A Chư ở bản Hấu Chua, xã Sín Chải - người sở hữu nhiều gốc chè cây cao nhất vẫn kể. Thuở ông nội của Hạng A Chư sinh ra thì trên núi dưới thung ở Sín Chải đã bạt ngàn chè. Một số loài chim ăn hạt rủ nhau về Sín Chải làm tổ, sinh con bầy cháu đàn ở đây. Bao nhiêu thế hệ người dân Sín Chải lặng lẽ đi qua vòng đời "sinh - lão - bệnh - tử", họ vẫn nhớ như in những kỷ niệm cùng cây chè. Có cụ ông giờ chín mươi tuổi vẫn nhớ gốc cây chè nào mình đã ngồi nghỉ trên đường "cướp" vợ ngày xưa... Hạng A Chư là đời thứ ba thừa kế cây chè và cùng thế hệ với A Chư, ở bản Hấu Chua có 39 người cũng được thừa kế cây chè như thế. A Chư bảo: "Người H’Mông bản Hấu Chua quý cây chè lắm, dù nhiều khi cũng chả biết nên dùng nó vào việc gì cho có lợi nhất".

    Ðưa chúng tôi ra vườn chè, A Chư kể những câu chuyện gắn với kỷ niệm về ông nội và người cha quá cố của mình. Rằng cách đây lâu lắm rồi, dông bão kéo về bản Hấu Chua làm nhà cửa tan hoang, cây cối đổ sập như vừa xảy ra chiến trận. Sau trận dông bão ấy, cả bản chỉ còn mấy nóc nhà nguyên vẹn là nhờ có vườn chè chắn gió. Thế là sau khi thu dọn nhà cửa, chẳng ai bảo ai người ta ra vườn đốn những cành chè bị gãy, vun lại từng gốc bị gió quật, cây chè được chăm như chăm người bị thương. Cứ như thế, chè lặng lẽ sống bên người qua những tháng ngày dông bão. Rồi những khi mùa màng thất bát tưởng như chẳng biết trông vào đâu thì người H’Mông ở Tủa Chùa lại sực nhớ… cây chè, nhớ ngày xưa cha ông họ đã làm chè để thu về những đồng bạc trắng. Họ lại bảo nhau hái những búp non làm chè khô bán cho đồng bào Xạ Phang ở bên kia sông. Dẫu không nhiều song tiền bán chè cũng giúp nhiều nhà vượt qua cơn đói. "Với chúng tôi, thế là tốt lắm rồi!" - A Chư vẫn trải lòng khi kể những câu chuyện về cây chè như thế!