Share

Top 10 đặc sản Điện Biên làm quà chuẩn nhất

Điện Biên là một địa danh nằm ở rìa phía Tây khu vực Tây Bắc Việt Nam, gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ và lễ hội hoa ban nổi tiếng. Đến đây bạn không chỉ có cơ hội khám phá, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa mà còn có thể thưởng thức các món đặc sản độc lạ, thích hợp mua làm quà biếu cho người thân, bạn bè

1. Thịt trâu gác bếp

thịt trâu gác bếp

Nếu ai đã từng đến thăm vùng đất Điện Biên Phủ lịch sử chắc hẳn đã được nếm thử món ăn đặc sản của người dân tộc Thái nơi đây: món thịt trâu gác bếp mang vị đậm đà cay cay thơm nồng mùi mắc khén, miếng thịt thớ dài dai dai khiến người thưởng thức phải nhâm nhi để cảm nhận được vị ngọt của thịt gác bếp. Đó cũng là một trong những lý do vì sao thịt trâu khô lại được nhiều người yêu thích đến vậy. Không chỉ là hương vị thơm ngon, món ăn còn mang đậm hương vị của cả một dân tộc. Từ đôi bàn tay khéo léo của những người dân vùng núi, những miếng thịt trâu thơm ngon lần lượt ra đời.

Ngày nay, thịt trâu gác bếp đã và đang dần trở thành đặc sản được biết đến nhiều nhất trong mỗi dịp du lịch Tây Bắc khiến bao thực khách mê mẩn. Không chỉ là món ăn truyền thống trong những ngày lễ tết mà còn được người dân nơi đây mang ra làm món ăn trong bữa cơm mỗi khi nhà có khách.

2. Gạo Điện Biên

Được kết tinh từ những mảnh đất màu mỡ của núi rừng Tây Bắc, những hạt gạo Điện Biên mang trong mình vị ngọt, dẻo và hương thơm khó quên.

Có câu nói nổi tiếng “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Các cụ xưa đã xếp Mường Thanh là cánh đồng lớn nhất xứ Tây Bắc. Cánh đồng Mường Thanh rộng bạt ngàn, thẳng cánh cò bay nằm giữa bốn bề núi non Tây Bắc trùng điệp. Cánh đồng lúa nơi đây được mẹ thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho sự bằng phẳng , đất đai phì nhiêu, tươi tốt vì vậy nơi đây cũng cho ra các loại gạo chất lượng cao như gạo nếp nương thơm dẻo hay gạo tám Điện Biên ngọt vị

3. Chè Tuyết Shan Tủa Chùa

Chè Shan Tuyết Tủa Chùa

Tủa Chùa không chỉ là vùng đất được biết đến với những lễ hội văn hóa độc đáo, món ăn đặc sắc, với những chợ phiên rộn ràng mà còn nổi tiếng bởi chè Shan Tuyết loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to và lá chè mọc từng chùm trên cành. Không giống các loại chè khác, người H’Mông phải bắc thang lên các nhánh chè thấp rồi di chuyển lên các nhánh cao hơn để hái được những búp chè 1 tôm 2 lá non… Theo những người già ở Tủa Chùa kể lại, loại chè này có nguồn gốc từ lâu đời, có những cây cổ thụ vài trăm tuổi. Đó là những gốc chè cổ thụ, tuổi đời hàng trăm năm, thân cây 3 người ôm mới xuể, cao ước chừng 8 đến 15m.

Chè mọc ở độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển, nơi khí hậu mát lạnh, quanh năm mây mù bao phủ thuộc huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên. Đồng bào H’Mông ở đây gọi những cây chè cổ thụ này là “cây bất tử”. Từ lâu trong tâm thức họ, những cây chè cổ thụ là biểu tượng của sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt và trường tồn cùng thời gian của họ khi sống trên cao nguyên đá Tủa Chùa.

Chè Shan Tuyết Tủa Chùa là giống chè quý, mọc tự nhiên, không chịu sự tác động của hóa chất, chất lượng sạch, an toàn, có nhiều vi chất rất tốt cho sức khỏe. Những chén trà Shan tuyết cổ thụ có màu vàng tươi, có vị hơi chát khi mới bắt đầu uống, nhưng sẽ ngọt dần khi xuống đến họng. Đây là món quà thiên nhiên vô cùng quý giá của cao nguyên đá Tủa Chùa.

4. Cá Nướng Pa Pỉnh Tộp

cá nướng mắc khén hạt dổi

“Pa Giảng”, tiếng Thái có nghĩa là Cá Khô, hay dịch nôm na ra là Cá Hun Khói, Cá Gác Bếp… Cá hun khói là một trong những sản phẩm khá mới và độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Cá hun khói là món đặc sản khá độc và lạ. Món cá nướng hẳn không còn gì xa lạ với nhiều người yêu thích đặc sản Tây Bắc, tuy nhiên món cá sấy gác bếp chắc chưa được nhiều người biết đến. Món cá gác bếp thơm mùi hạt mắc khén, hạt dổi, có vị cay đặc trưng của các loại gia vị, thịt các chắc, thơm ngon, không có mùi tanh của cá, quyện với mùi khói bếp làm nên một món ăn vô cùng độc đáo và ấn tượng.

4. Muối chẩm chéo

muối chẩm chéo

Ở mỗi một vùng, các món ăn đều mang những đặc trưng riêng biệt khác nhau. Đối với những món ăn ở nhiều nơi, thì điểm nhấn tạo hương vị đặc biệt cho món ăn lại chính là đồ chấm.

Với sự cần cù, khéo léo và chăm chỉ tìm tòi, người dân tộc Thái đã tìm ra rất nhiều các món chấm khác nhau để phù hợp với từng món ăn. Và người Thái gọi đó là “Chẳm Chéo”.

Thông thường, chẳm chéo cơ bản được pha chế khá đơn giản, gồm: Mak khén (hạt tiêu rừng), tỏi rang, ớt khô, lá chanh, muối,gừng. Từ những gia vị ấy, người Thái giã nhỏ, trộn đều rồi sử dụng với hầu hết các món ăn (vì Chẳm chéo phù hợp với hầu hết các món). Bát chẳm chéo cơ bản này, người Thái đã phát triển thêm nhiều loại chẳm chéo khác nữa cho phù hợp hơn với từng món ăn.

Chẳm chéo còn đặc biệt bởi tất cả là chẳm chéo còn được coi như một liều thuốc, dù người ăn, ăn những thức ăn sống hoặc tái, hoặc nướng chín tới cũng không làm đau bụng… Khi chưa ăn, thực khách cảm thấy không quen vị, nhưng khi đã ăn rồi, thực khách sẽ cảm thấy không thể thiếu trong các bữa ăn. Đây là những món chấm đặc trưng nhất của đồng bào Thái Điện Biên.

5. Mật ong rừng Điện Biên

Mật ong rừng Tây Bắc mang hương vị đặc biệt của các loài hoa rừng có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe. Mật ong rừng Tây Bắc được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. có màu nâu trong, ngọt mát – vị ngọt rất riêng của núi, của rừng, không phải vị ngọt khé như các loại mật khác. Mật ong rừng thường sẽ được khai thác vào tháng 3 đến đầu tháng 6. Sau đó, chúng tôi thu mua trực tiếp mật ong rừng của bà con dân tộc Mông, Thái,… miền núi Điện Biên sau khi lấy trên rừng về và trực tiếp mang đến tận tay quý anh chị!

6. Lạp xưởng gác bếp

lạp xưởng gác bếp

Ai đã từng một lần tới các vùng cao Tây Bắc thì hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị rất đặc trưng của các món ăn nơi này. Trong đó, không thể không nhắc tới món: “Lạp xưởng gác bếp“.

Lạp xưởng gác bếp hay còn gọi là lạp xưởng hun khói vốn là món ăn truyền thống của người Thái đen, người Nùng và một số dân tộc khác vùng Tây Bắc. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc cách làm lạp xưởng lại có chút khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là loại lạp xưởng làm từ ruột non và thịt lợn.

Khác hẳn với cách làm kiểu Trung Hoa, miếng lạp sườn ngấm đủ gia vị , giòn sậm sựt và thấm đẫm hơi lửa của xứ hoa ban đã chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Vậy nên không quá quá ngạc nhiên khi lạp xưởng gác bếp Điện Biên đã trở thành món quà nằm trong balo của du khách khi trở về.

7. Sâu Chít Điện Biên

sau-chit-tuoi

Sâu chít cũng như nhiều loại sâu khác, là ấu trùng của một loại bướm Brihaspa astrostigmella, thường sống ký sinh trong thân của cây chít ở các khu rừng ở miền núi phía Bắc của nước ta.

Tên dân gian: Sâu chít còn được biết với tên gọi Đông trùng hạ thảo Việt Nam, người H’Mông gọi sâu chít là sâu song, người Dao gọi là sâu thau…

Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 – 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy giữ cho sâu không bị biến chất.

Điện Biên cũng là một trong những vùng có nhiều chít và được đưa vào thị trường nhiều nhất. Ngoài ra 1 số tính giáp ranh với Điện Biên cũng có loại như sâu chít Điện Biên nhưng do không có điều kiện kinh doanh kết hợp với du lịch nên chưa được nhiều người biết tới. Chính vì vậy, sâu chít Điện Biên vẫn là mặt hàng được nhiều người biết tới cũng như tìm mua nhất.

More...

8. Gà nướng mắc khén

Gà Nướng Mắc Khén Hạt Dổi

Mắc khén là một loại gia vị đặc trưng có ở vùng núi Tây Bắc. Để chế biến gà nướng mắt khén, gà được đem nướng trên than củi, có lửa không quá to. Khi nướng không cần phết thêm mỡ vào gà vì mỡ gà sẽ tự chảy ra, đến khi thịt gà được săn chắc thì phết thêm gia vị mắc khén bên ngoài da gà làm món ăn thêm đậm đà, hương thơm đặc trưng.

9. Bánh khẩu xén

banh khau xen 7

Vài năm gần đây, món ẩm thực đặc sản này đã được phát triển thành sản phẩm hàng hóa bán trên thị trường.Tương tự như bánh chưng, bánh giầy của đồng bao Kinh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, bánh Khẩu Xén cũng là món bánh không thể thiếu được ngày Tết của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên. Bánh Khẩu Xén là loại bánh như bánh phồng tôm nhưng chắc và dai hơn nhiều. Bánh có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như gạo nếp cẩm có màu đen, gạo nếp nương có màu trắng hoặc pha thêm gấc để có màu vàng, thêm màu của cây cơm nếp để có màu tím. Đậm đà hơn là Khẩn Xén làm từ sắn tươi, loại sắn nạc chỉ có ở vùng này.
Hương vị Khẩu Xén cũng có nhiều loại, vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho đàn ông nhắm rượu.
Miếng bánh Khẩu Xén được cắt theo hình bình hành, nhỏ hơn 2 ngón tay một chút, khi rán lên nở phồng nhìn rất bắt mắt. Cho vào miệng, miếng bánh giòn tan, thơm ngát và đậm đà hương vị của gạo nếp, sắn tươi.

10. Cà phê Mường Ảng

ca phe muong ang

Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40km về phía Tây, huyện Mường Ảng được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê.

Điện Biên khí hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cùng lượng mưa lớn, mùa khô không rõ rệt là lợi thế cho cà phê Arabica Điện Biên sinh trưởng và phát triển.

Cà phê Mường Ẳng được khách hàng quốc tế đánh giá cao nhờ có thổ nhưỡng tương tự như vùng Sao paulo của Brasil có khác chăng chỉ là hai vùng cà phê nằm ở phía Bắc và phía Nam của bán cầu.

Chất lượng của cà phê Mường Ảng được các chuyên gia đánh giá cao, có hương vị đặc trưng riêng. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp của VICOFA trong một hội thảo phát triển cà phê đã phát biểu “Nếu canh tác đúng cách, cà phê Điện Biên sẽ là loại ngon nhất thế giới”, và “thật tuyệt vời nếu Điện Biên có thể làm ra loại cà phê làm chấn động lòng người”.