-
Chè Shan tuyết Tủa Chùa (Điện Biên) được công nhận là cây di sản Việt Nam - 03/04/2022
-
Gạo Séng Cù Điện Biên Nức tiếng vùng đất Mường Thanh - 30/06/2021
-
Công ty CP Giống Nông Nghiệp Điện Biên đối tác tin cậy của người nông dân - 10/06/2021
-
Gạo Lứt Rồng Đỏ Điện Biên - 07/06/2021
-
Gạo Nếp Nương Điện Biên Món quà của trời đất - 08/01/2021
-
Gạo Tám Thơm Nức Tiếng Mường Thanh Điện Biên Phủ - 08/01/2021
-
Gạo Điện Biên: Danh xưng đệ nhất gạo ngon vùng Tây Bắc - 04/06/2020
-
Đậu Đỏ Sính Phình Tủa Chùa - 02/06/2020
-
Thảo quả rừng – gia vị của núi rừng - 03/05/2020
-
Cách nhận biết thịt trâu gác bếp và thịt bò gác bếp - 03/07/2019
Cửa hàng/Đặc sản Vùng Miền
Giống lúa Séng Cù 250.000đ/kg
₫300,000 ₫250,000
2 . Thời vụ:
– Vụ Xuân: gieo từ 10/ 2 – 25/ 2. Tuổi mạ 25 – 30 ngày ( đối với vùng thấp )
– Vụ Mùa: gieo từ 20/ 6 – 10/ 7. Tuổi mạ 18 – 22 ngày
– Chân ruộng một vụ ( vùng cao ): Gieo từ 20 – 25/ 5
3. Ngâm ủ:
Ngâm ủ giống lúa Séng Cù như các giống lúa thuần khác thời gian ngâm 40 – 48h, trong thời gia ngâm tiến hành thay nước 5-6h thay nước 1 lần. Khi hạt giống hút no nước đem rửa giống, đãi sạch để ráo, tiến hành ủ ở nhiệt độ 20-300C , khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 – 1/2 chiều dài hạt thóc thì đi gieo.
Chú ý: Nếu sử dụng giống lúa liền vụ cần phải có biện pháp xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm bằng một số biện pháp kỹ thuật ngâm ủ như: Lấy 0,5 đến 1 kg Supe lân pha với 10 lít nước, khuấy đều để lắng cặn, sau gạn lấy nước trong ngâm với 10 kg thóc giống trong thời gian 12 đến 24 giờ, sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch. Thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no nước phải đạt từ 48 – 72 giờ.
4. Gieo mạ và cấy:
– Khi mộng mạ nứt nanh tiến hành gieo, hạt gieo đều, thưa.
– Cấy khi mạ được 5,0-5,5 lá ( tuỳ thuộc vào thời vụ), cấy 2 – 3 dảnh, mật độ 40 – 45 khóm/ m2
5. Phân bón ( cho 1 sào bắc bộ) : 300 – 350 phân chuồng, 15-20kg phân lân supe, 7-8kg đạm urê, 5-6kg kali.
– Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 40% Đạm urê + 30% kg Kali
+ Bón thúc lần 1 (Sau khi cấy 7 ngày) 40% Đạm urê + 40% kg Kali
+ Bón thúc lần 2 ( Bón đón đòng) : Bón 20% Đạm urê + 30% kg Kali
6. Quản lý đồng ruộng:
– Điều tiết nước : Sau bón thúc lần 2 kết hợp làm cỏ sục bùn cần tiến hành rút cạn nước 7 – 10 ngày, sau đó cho nước vào ruộng và giữ nước trong suốt quá trình lúa làm đòng đến trỗ.
– Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo dự báo của cơ quan BVTV tại địa phương. Đặc biệt chú ý bệnh đạo ôn phát sinh giai đoạn đẻ nhánh và trổ bông.