Rượu Mông Pê Tủa Chùa 10 lít

1,200,000

Mỗi lần nghe ai đó nhắc đến: rượu Mông pê // dê núi đá // cá sông Đà // gà xương đen// Chè Tủa Chùa” là lại nhớ Tủa Chùa quay quắt. Bất kì ở thời nào, bốn thứ đặc sản trên cũng đủ sức làm mê mẩn những thực khách khó tính nhất. Chả thế mà ngay người của Điện Biên, hễ có dịp đi Tủa Chùa, nhất thiết phải mang về cho bằng được một trong bốn thứ quà núi của vùng đất được mệnh danh là “tiểu Công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn” của Điện Biên.

Rượu Mông pê trước hết là rượu ngô của người Mông (và chỉ được nấu bởi người Mông ở Tủa Chùa). Mông pê có nghĩa là rượu ngô của người Mông nấu và chôn dưới đất ba năm. Có sách, báo, và một số tờ rơi quảng bá loại sản phẩm này cho mục đích kinh doanh dưới vùng thấp ghi chú: rượu Mông pê có nghĩa là rượu “Mông ta” (chắc để phân biệt với Mông Lào, Mông Trung Quốc…) là không có căn cứ thuyết phục. Không như người Thái, người Kháng, người Khơ Mú… rượu có thể được nấu ra từ gạo, ngô, sắn, thậm chí là từ cám trấu, từ vỏ sắn, từ ruột cây, thịt quả rừng… người Mông ở Tủa Chùa chỉ nấu rượu từ ngô. Còn “pê” là gì? “Pê” chính là số ba – số đếm của người Mông: y, o, pê… tương ứng với: một, hai, ba… . Và, trong trường hợp này, có nghĩa là rượu ngô chôn ba năm của người Mông ở Tủa Chùa. Một thứ rượu có mùi thơm ngọt như chế đường vào đầu lưỡi, mát như gió núi thổi trong cổ họng và, có màu vàng sóng sánh như mật ong non.