-
Tuần văn hóa và du lịch huyện Tủa Chùa năm 2022 - 07/10/2022
-
Chuối hột rừng và công dụng chữa bệnh hiệu quả không ngờ - 04/08/2022
-
Táo Mèo khô vị thuốc từ thiên nhiên - 04/08/2022
-
Top 10 đặc sản Điện Biên làm quà chuẩn nhất - 01/08/2022
-
So sánh hạt óc chó với hạt macca - 01/08/2022
-
6 lợi ích của hạt mắc ca đối với sức khoẻ - 01/08/2022
-
Tác dụng và hàm lượng dinh dưỡng của hạt Mắc ca Điện Biên - 01/08/2022
-
Chè Shan tuyết Tủa Chùa (Điện Biên) được công nhận là cây di sản Việt Nam - 03/04/2022
-
Gạo Séng Cù Điện Biên Nức tiếng vùng đất Mường Thanh - 30/06/2021
-
Công ty CP Giống Nông Nghiệp Điện Biên đối tác tin cậy của người nông dân - 10/06/2021
Cây dược liệu Mắc Khén(hay cây Sẻn hôi, Hoàng mộc hôi, Cóc hôi, Vàng me) tên Tiếng Anh Zanthoxylum rhetsa
Cây dược liệu Cây Hạt Mắc Khén(hay cây Sẻn hôi, Hoàng mộc hôi, Cóc hôi, Vàng me) tên tiếng anh Zanthoxylum rhetsa
Theo y học cổ truyền, dược liệu Sẻn hôi Quả có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng làm se, kích thích, lợi tiêu hoá. Vỏ rễ màu đỏ nâu có vị đắng, mùi thơm dễ chịu, tính ấm; có tác dụng kích thích, trị giun và điều kinh, lọc máu ở thận. Vỏ thân thơm, bổ và hạ nhiệt. Quả hạt dùng trị đầy hơi, ỉa chảy, thấp khớp; còn được dùng làm gia vị thay hạt tiêu, thường được bảo quản trong giấm. Tinh dầu hạt dùng chữa thổ tả.
Hoàng Mộc Hôi
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sẻn hôi
Mô tả: Cây gỗ nhỏ có thân và cành phủ gai nhỏ hình nón, ngắn, có gốc rộng và tròn. Lá thành bó ở cuối các nhánh, kép lông chim lẻ, với 6-8 đôi lá chét thon với mép nguyên. Ngù hoa kép ở ngọn, có lông; hoa đa tính, mẫu 4; nhị 4; lá noãn 1-3. Quả nang, với một hạch to bằng hạt đậu Hà Lan, màu đỏ, có phần ngoài có khía rãnh, phần trong trắng, như giấy da, sớm rụng, mang một hạt tròn ở phía đỉnh, màu đen, bóng láng, như là có dầu, lúc đầu có vị của chanh về sau rất cay.
Bộ phận dùng: Vỏ, quả, vỏ rễ - Fructus, Cortex et Cortex Radicis Zanthoxyli Rhetsae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Lào và Việt Nam. Khá phổ biến ở miền Nam nước ta và cũng gặp ở Vĩnh Phú.
Thành phần hoá học: Quả chứa 0,24% alcaloid, và tinh dầu. Trong vỏ cây có 2 aecaloid là budrungain (0,0025%), budrungainin (0,005%); còn có lupeol. Vỏ quả chứa d-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, b-pinen, d-a-dihydrocarvol, 4-terpinol và dl-carvotanacetone; còn có một chất kháng khuẩn.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng làm se, kích thích, lợi tiêu hoá. Vỏ rễ màu đỏ nâu có vị đắng, mùi thơm dễ chịu, tính ấm; có tác dụng kích thích, trị giun và điều kinh, lọc máu ở thận. Vỏ thân thơm, bổ và hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả hạt dùng trị đầy hơi, ỉa chảy, thấp khớp; còn được dùng làm gia vị thay hạt tiêu, thường được bảo quản trong giấm. Tinh dầu hạt dùng chữa thổ tả. Vỏ rễ: trục giun. Vỏ thân dùng trị ỉa chảy, sốt rét, thấp khớp, mất trương lực của dạ dày. Lá còn được dùng thay men để chế một loại bia gạo do nó tiết ra một chất gôm thơm. Lá thật non thường được dùng làm gia vị.
Phân bố và công năng
- Tại Việt Nam, mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
- Đây là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt (quả) dùng làm gia vị). Hạt được ví như hồ tiêu của vùng Tây Bắc, tuy mùi vị không hoàn toàn giống hồ tiêu. Hạt mắc khén thơm ngon, cay tê đầu lưỡi, không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số đặc biệt là người dân tộc Thái và người H'Mông.
- Tuy nhiên sử dụng nhiều có thể gây đắng. Mắc khén mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống bản địa, là linh hồn của các món ăn như thức chấm chẳm chéo; thịt động vật nướng (cá, gà, lợn, bò); tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói (như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, cá gác bếp, lạp xường, xúc xích hun khói).