Share

Cách làm Lạp Xưởng Gác Bếp

Nguồn gốc Lạp Xưởng Gác Bếp Tây Bắc

Bạn đã bao giờ có cơ hội được thưởng thức món lạp xưởng miền Tây Bắc chưa? Nếu đã một lần đi qua miền Tây Bắc và được một lần ăn thử món ăn này, bạn sẽ không thể nào quên được vị dân dã bình dị nhưng đậm phong cách vùng cao. Món lạp xưởng ngon, béo, giòn, dai và mùi thịt đặc trưng ấy khiến chúng ta được nghĩ rằng thật khó để tự mình làm ra được hương vị giống vậy nhưng thực ra cách làm của lạp xưởng không hề khó đâu nhé. Chỉ với một vài nguyên liệu cơ bản là bạn đã có thể mang hương vị ẩm thực miền Tây Bắc về với căn bếp gia đình mình rồi đấy. 

Khác hẳn với cách làm kiểu Trung Hoa, miếng lạp sườn ngấm đủ gia vị , giòn sậm sựt và thấm đẫm hơi lửa của xứ hoa ban đã chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Vậy nên không quá quá ngạc nhiên khi lạp xưởng gác bếp Điện Biên đã trở thành món quà nằm trong balo của du khách khi trở về.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm của một đầu bếp chuyên chế biến các món ăn sẵn từ thịt lợn, thịt bò, thịt trâu... cô Tần hiện đang sản xuất món thịt trâu gác bếp với hương vị truyền thống của người dân tộc Thái kết hợp hòa quyện với công thức riêng của cô để phù hợp với vị giác của khách du lịch.

Cơ sở đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm này đi khắp Điện Biên từ các thực khách lẻ tới các nhà hàng, khách sạn, phục vụ cho các bữa cơm gia đình cho tới các bữa cơm hội nghị, lễ cưới...​

Cơ sở thịt trâu gác bếp cô Tần

Cách làm lạp xưởng gác bếp chuẩn Tây Bắc

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để chế biến lạp xưởng khá giống với nguyên liệu để làm xúc xích. Các nguyên liệu cần có cũng như cách lựa chọn nguyên liệu để chế biến được thực hiện như sau:

Lòng non: Lòng non dùng để làm lạp xưởng là loại lòng non tươi. Bạn không nên chọn các đoạn lòng quá to hoặc dày. Nên chọn các đoạn lòng nhỏ, dài và có độ mỏng vừa phải. Chú ý khi chọn lòng cần quan sát kỹ xem lòng còn giữ được màu trắng tự nhiên cùng với màu hồng của các mạch máu hay không. Để đảm bảo, bạn chỉ nên chọn mua tại những cơ sở uy tín, có giấy kiểm định của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thịt nạc: Đối với thịt nạc, bạn không nên chọn phần thịt quá nạc để tránh bị khô. Nên chọn phần thịt có kèm một chút mỡ để lạp xưởng được mềm hơn cũng như việc xay nhỏ sẽ dễ hơn. Bạn có thể chọn phần thịt mông sau đó bỏ bì hoặc phần thịt nạc vai nếu bạn thích ăn nhiều mỡ. Nếu không có đủ thời gian cũng như dụng cụ để xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn thị thì bạn có thể chọn mua trực tiếp giò sống để về nhồi lạp xưởng.

Mỡ: Với phần mỡ cho vào lạp xưởng, ngoài phần mỡ đã được xay nhuyễn cùng phần thịt nạc thì bạn cũng cần một phần mỡ tách riêng để nhồi kèm thịt. Khi chọn mỡ để nhồi, bạn nên chọn phần mỡ ở dưới lớp thịt thăn vì đây là phần mỡ có độ giòn cao và rất thơm.

Các gia vị cần thiết: Các gia vị cần thiết bao gồm: chanh, dấm, đường, muối, rượu (tốt nhất là rượu mai quế lộ), hạt tiêu, bột nêm, mắm…

Bước 2: Cách làm lạp xưởng gác bếp ngon như sau

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Làm sạch lòng non dưới vòi nước chảy. Bạn làm sạch bề ngoài với chanh, dấm và muối trắng. Lộn mặt trong của lòng và cũng tiếp tục làm sạch với các nguyên liệu trên. Chú ý phần trong này bạn cần làm sạch kỹ hơn. Bạn có thể dùng một chiếc thìa con nhỏ hoặc phần sống lưng của dao để cạo sạch lớp bột bám trên bề mặt. Cách làm này cũng sẽ giúp phần vỏ lạp xưởng được mỏng và ngon hơn.

Thịt nạc bạn rửa sạch, thái miếng nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Chú ý bạn xay càng mịn càng tốt vì như vậy khi ăn lạp xưởng sẽ có vị béo và ngon hơn.

Đối với mỡ, bạn cũng đem rửa sạch và xắt thành miếng nhỏ cỡ hạt lựu. Chú ý đừng cắt quá to hoặc quá nhỏ để tránh mất đi vị ngon đặc trưng của ruột lạp xưởng

Sau khi đã xay nhuyễn thịt và cắt mỡ thành dạng hạt lựu, bạn cho hai phần này vào trộn đều với các gia vị như đường, mắm, hạt nêm, một chút rượu mai quế lộ, hạt tiêu… Sau khi trộn đều, bạn có thể phần nguyên liệu này dưới ánh nắng mặt trời hoặc cho vào lò nướng và để mức nhiệt khoảng 50 độ trong vòng 2 tiếng là được.

Bước 2: Nhồi lạp xưởng

Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là bạn nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào lớp vỏ. Với bước này, bạn có thể sử dụng một chiếc phếu nhỏ hoặc nếu không có phếu, bạn có thể cắt miệng của một chiếc chai uống nước để dùng thay thế cho chiếc phễu.

Trong quá trình nhồi lạp xưởng, bạn nên chú ý vuốt đều xuống để dàn phần nhân sao cho chúng không bị dồn ứ hoặc lỏng lẻo quá. Sau khi nhồi xong, bạn dùng chỉ buộc thực phẩm để buộc đoạn lạp xưởng thành các khúc theo độ dài tuỳ ý.

Bước 3: Làm chín lạp xưởng

Công đoạn làm chín lạp xưởng có hơi khác một chút so với công thức làm xúc xích. Sau khi nhồi và buộc lạp xưởng xong, nếu gặp trời nắng to thì bạn có thể mang phơi nắng phần lạp xưởng đã nhồi trong khoảng từ 3 – 4 ngày. Sau khi phơi khô, bạn có thể cho vào lò vi sóng tiếp tục sấy khô với nhiệt độ khoảng 50 độ trong khoảng từ 3 – 6 tiếng để lạp xưởng khô và chín đều.

Trường hợp ở thời điểm bạn làm lạp xưởng mà không gặp được đợt nắng to thì sau khi nhồi lạp xưởng xong, bạn cho ngay sản phẩm vào lò nướng và đặt nhiệt độ sấy là khoảng 50 độ. Bật lò liên tục trong khoảng từ 15 – 18 tiếng tuỳ vào độ to của chiếc lạp xưởng mà bạn làm. Chú ý trong quá trình sấy và làm chín, cứ khoảng 2 – 3 tiếng bạn dùng kẹp đảo đều các mặt để sản phẩm chín đều.

Lạp xưởng sau khi làm khô, chín có thể sử dụng trong khoảng 10 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh hoặc lâu hơn nếu bạn để trên ngăn đá.

Nguồn: sưu tầm

Leave a Comment