Share

Du lịch Điện Biên: Khám phá các địa danh nổi tiếng

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ A1, là nơi lưu giữ các hiện vật của ta và địch trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Hiện nay Bảo tàng có 2 khu trưng bày:

Ngoại thất: gồm 112 hiện vật, là những loại vũ khí của QĐND VN và QĐ Pháp sử dụng trong chiến dịch ĐBP

Nội thất: Là nơi lưu giữ trưng bày 274 hiện vật và 202 bức ảnh tư liệu được trưng bày theo 4 chủ đề chính:

– Tóm tắt 8 năm kháng chiến chống Pháp của Quân và dân ta (từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1953)

– Âm mưu và hành động của thực dân Pháp, những chủ trương của Đảng ta trong chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954.

– Công tác chuẩn bị của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ và diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

– Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với trong nước và quốc tế, một số hình ảnh về thành phố Điện Biên Phủ trong thời kỳ đổi mới.

Bảo tàng chiến thắng điện biên phủ
bao-tang-chien-thang-dien-bien-phu
Bảo tàng chiến thắng điện biên phủ

Đây là tuyến đường kéo pháo đã đi vào huyền thoại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam – Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ với những dụng cụ rất thô sơ: cuốc, xẻng, búa ,… bằng sức người và lòng yêu nước, lòng quyết tâm, quân và dân ta đã mở những tuyến đường kéo pháo trên các sườn núi quanh co hiểm trở và dùng sức người để kéo pháo vào trận địa.

Đây là những con đường kéo pháo độc đáo bậc nhất trên thế giới vì đây là con đường kéo pháo hoàn toàn bằng tay.

Tượng đường kéo pháo

Những con đường này thể hiện hi sinh gian khổ, tinh thần quyết tâm, ý chí sắt đá của quân và dân ta trong chiến dịch. Và trên tuyến đường kéo pháo lịch sử ấy đã ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng của Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo.

Chiều 7/5/1954, trong khí thế thừa thắng xông lên, bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rầm  rập băng qua cầu Mường Thanh tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ. Cầu Mường Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông Nậm Rốm, do người Pháp xây  dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cuối cùng cây cầu lại trở thành phương tiện đưa đường cho bộ đội ta tiến công, cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm của viên bại tướng Đờ Cát (De Castries).

Cầu Mường Thanh

Những con đường này thể hiện hi sinh gian khổ, tinh thần quyết tâm, ý chí sắt đá của quân và dân ta trong chiến dịch. Và trên tuyến đường kéo pháo lịch sử ấy đã ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng của Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo.

Chiều 7/5/1954, trong khí thế thừa thắng xông lên, bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rầm  rập băng qua cầu Mường Thanh tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ. Cầu Mường Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông Nậm Rốm, do người Pháp xây  dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cuối cùng cây cầu lại trở thành phương tiện đưa đường cho bộ đội ta tiến công, cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm của viên bại tướng Đờ Cát (De Castries).

4. Tượng đài chiến thắng Điện Biên

Những con đường này thể hiện hi sinh gian khổ, tinh thần quyết tâm, ý chí sắt đá của quân và dân ta trong chiến dịch. Và trên tuyến đường kéo pháo lịch sử ấy đã ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng của Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo.

Chiều 7/5/1954, trong khí thế thừa thắng xông lên, bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rầm  rập băng qua cầu Mường Thanh tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ. Cầu Mường Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông Nậm Rốm, do người Pháp xây  dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cuối cùng cây cầu lại trở thành phương tiện đưa đường cho bộ đội ta tiến công, cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm của viên bại tướng Đờ Cát (De Castries).

5. Đồi A1

Những con đường này thể hiện hi sinh gian khổ, tinh thần quyết tâm, ý chí sắt đá của quân và dân ta trong chiến dịch. Và trên tuyến đường kéo pháo lịch sử ấy đã ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng của Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo.

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc

hầm tướng đờ cát
hầm tướng đờ cát

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh

. Sở chỉ huy gồm:

  • Chòi canh gác số 1
  • Hầm thông tin liên lạc
  • Đài quan sát
  • Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
  • Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
  • Hầm của ban cố vấn Trung Quốc
  • Nhà hội trường
  • Hầm ban chính trị
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ lâu, câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc với ngụ ý xếp hạng các cánh đồng. So với cánh đồng Mường Lò, Yên Bái; cánh đồng Mường Than, Lai Châu, cánh đồng Mường Tấc, Sơn La, cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên được đánh giá là rộng lớn nhất. Nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa. Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng. Một cảm giác thân thuộc của cánh đồng quê Bắc Bộ trải dài ngút mắt, nhưng vẻ đẹp kiêu hùng của cánh đồng lúa bốn bề núi bọc cũng chẳng hề xen lẫn.

cánh đồng mường thanh
cánh đồng mường thanh
cánh đồng mường thanh

Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có… Nếu có dịp đến với Điện Biên, hãy dành chút thời gian ghé thăm hồ Pá Khoang để cùng hòa mình vào thiên nhiên.

 

hồ pa khoang
hồ pa khoang

Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ 

Đèo Lũng Lô anh hò chị hát 

Dù bom đạn xương tan thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh

Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm khởi đầu của đèo cách thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành phố Điện Biên khoảng 84 km. Đây cũng là một trong Tứ đại đỉnh đèo được dân Phượt tôn vinh, 3 đèo còn lại là Mã Pì Lèng, Ô Quý Hồ và Khau Phạ.

Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất”hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Người Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.

 

đèo pha đin
đèo pha đin
đèo pha đin
đèo pha đin

Trong bốn cực của lãnh thổ Việt Nam, cực Tây A Pa Chải nằm trên đỉnh Khoang La San, cách bản Tá Miếu, bản cuối cùng về phía tây của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 6 km đường rừng, Điện Biên được xem là điểm khó chinh phục nhất. Cột mốc biên giới được xây bằng đá hoa cương có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Để đến được vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc từ Hà Nội các bạn có thể bắt xe khách Điện Biên (gửi kèm xe máy) lên tới Tp Điện Biên Phủ rồi đi tiếp vào Trung tâm huyện Mường Nhé. Từ đây vào đến Sín Thầu còn khoảng 70km. Cuối cùng, từ đồn biên phòng Apachai các bạn cần đi bộ khoảng 10km nữa mới đến được nơi.

a pa chải
a pa chải
a pa chải

Leave a Comment