Share

Chinh phục Cực Tây A Pa Chải – Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam có 2 ngã ba biên giới rất đặc biệt là Ngã ba Đông Dương thuộc địa phận xã Bờ Y (Ngọc Hồi, Kon Tum) và ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung thuộc địa phận A Pa Chải, xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”. Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

A Pa Chải như cô gái xinh đẹp, kiêu kỳ, muốn thử thách lòng kiên nhẫn lẫn thành ý của những lữ khách đam mê khám phá cũng là đạo lý thường tình, “đi để trải nghiệm và để biết yêu thương từng tấc đất của tổ quốc mình”. Có vất vả, mạo hiểm, xuyên rừng, leo dốc, bám cây… nhưng đến được cực Tây là hoàn toàn xứng đáng với lòng quyết tâm của khách du lịch. Bởi đó là cung đường chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Đường lên cực Tây A Pa Chải xa hun hút, đi hoài đi mãi, qua cả ngàn khúc cua cũng chẳng tới, lên xuống muôn lần cũng chưa thấy thoát khỏi đèo dốc hiểm trở. Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch bụi ở vùng núi này là từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10, các “phượt thủ” nên tránh cung đường này vì rất nguy hiểm, trơn trượt, còn có sương mù. Đặc biệt vào tháng 12, mùa lúa chín và mạ đang cấy và cũng là thời điểm đẹp với mùa hoa Dã Quỳ dọc đường đi.

Có vất vả, mạo hiểm, xuyên rừng, leo dốc, bám cây… nhưng đến được cực Tây là hoàn toàn xứng đáng với lòng quyết tâm của khách du lịch. Tuy vậy, cực Tây sẽ chưa phải là điểm đến cuối cùng. Người ta vẫn nói: “Chưa lên mốc 0, coi như chưa xong hành trình”. Đường lên mốc 0 toàn dốc dựng đứng với cỏ tranh bén ngót, gai mâm xôi nhọn hoắt và sương mù rừng già mờ mịt.

Mặc dù độ cao thấp hơn đỉnh Phan Xi Păng nhưng đường lên mốc số 0 có độ dốc cao hơn rất nhiều và phải đi thẳng một mạch chứ không thể đi theo kiểu chữ chi (nhằm giảm độ dốc) vì sẽ lấn sang đất Trung Quốc.

 Do đó, nếu so sánh “leo Phan Xi Păng chưa là gì so với A Pa Chải” thì cũng không hề là khoa trương. Càng lên cao dốc càng đòi hỏi sự kiên trì, mạnh mẽ, lòng quyết tâm và sức khoẻ của người chinh phục. Leo qua một ngọn dốc cao, cột mốc số 0, nơi “một tiếng gà gáy ba nước đều nghe” sẽ hiện ra.

Hạnh phúc nhất trong giờ phút ấy là lá cờ Tổ quốc trong tay đang tung bay phất phới và khoảnh khắc tuyệt vời cùng nhau hát vang bài quốc ca của đất nước mình với niềm tự hào vô bờ bến.

Những bạn đam mê phượt và khám phá thì không thể bỏ qua cung đường chinh phục A Pa Chải. Cung đường dành cho chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đi là cách để học những thứ mình thiếu thốn trong cuộc sống, tù đọng và bó hẹp của mình. Đi để nhìn thấy xung quanh, thấy bản thân mình trưởng thành, thấy thiên nhiên tươi đẹp, những cung đường và những cảm xúc mà chỉ có sự “xê dịch” mới mang lại.

Nguồn: Sưu tầm

cuc-tay-a-pa-chai
cuc-tay-a-pa-chai
cuc-tay-a-pa-chai
cuc-tay-a-pa-chai
cuc-tay-a-pa-chai
cuc-tay-a-pa-chai
cuc-tay-a-pa-chai

Leave a Comment